0

Giải toả stress trong công việc cho dân công sở (phần 2) | Safe and Sound

Cho dù bạn đang làm bất cứ công việc gì thì đều phải đối mặt với những áp lực khiến cho bản thân luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt, theo số liệu thống kê của chuyên gia tâm lý, dân văn phòng là đối tượng bị stress cao hơn so với bình thường. Do vậy, nếu đang rơi vào tình trạng căng thẳng do công việc thì dân công sở nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp giải toả mà chuyên gia tâm lý Safe and Sound gợi ý sau đây.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

5. Nhấm nháp một chút đồ ngọt

Trong thực tế, khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, đa số mọi người đều chọn ăn đồ ngọt để giảm tâm trạng ổn định hơn. Chuyên gia tâm lý cho biết, bạn có thể ngậm một vài viên kẹo ngọt, ăn socola hoặc một vài miếng bánh ngọt để cải thiện tốt tình trạng stress. Tuy nhiên, dân công sở cũng không nên lạm dụng nhiều đồ ngọt.

Ảnh 1: Đồ ngọt giúp tâm trạng thoải mái hơn, giảm bớt những căng thẳng trong công việc

Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn trà thảo mộc để uống những lúc cảm thấy stress. Chuyên gia tâm lý khuyến nghị, hương thơm từ trà cũng có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn.

6. Nghe nhạc thư giãn

Theo chuyên gia tâm lý, nghe nhạc là một trong các cách giúp bạn giải toả căng thẳng do những áp lực trong công việc. Âm nhạc có thể giúp cho con người giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống lẫn công việc. Vì vậy, khi bạn cảm thấy mệt mỏi hay bế tắc, hãy thử nghe một bản nhạc yêu thích để thư giãn và thả lỏng hơn.

Ảnh 2: Những lúc stress trong công việc, bạn hãy nghe một bản nhạc thư giãn để thả lỏng cơ thể

7. Hạn chế và xử lý các xung đột

Xung đột, mâu thuẫn cá nhân là những điều không thể tránh khỏi khi bạn làm việc trong bất kì môi trường nào. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, để điều này không gây ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất công việc thì bạn nên chủ động tìm biện pháp giải quyết xung đột một cách tốt nhất. Đừng để bản thân bị cuốn theo luồng cảm xúc tiêu cực và khiến mọi việc trở nên mệt mỏi hơn.

Nếu những xung đột này đến từ các đồng nghiệp ganh ghét, đố kỵ thì bạn nên tìm cách hạn chế tiếp xúc với họ. Bạn nên cố gắng tập trung vào công việc của mình và nỗ lực hoàn thành chúng thật tốt. Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, đừng cố gắng tranh cãi, đôi co với họ sẽ càng khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

8. Đừng ngại ngần khi hỏi

Ảnh 3: Trao đổi với sếp, đồng nghiệp để nắm rõ công việc được giao

Theo chuyên gia tâm lý, nếu bạn chưa hiểu rõ về công việc được giao hoặc có bất kỳ thắc mắc về những việc cần làm thì nên chủ động trao đổi lại với sếp hoặc đồng nghiệp để được giải thích cụ thể. Nếu không được giải đáp sẽ không chỉ khiến cho bạn cảm thấy bế tắc, không biết bắt đầu từ đâu mà còn khiến cho hiệu quả công việc bị giảm sút, đôi lúc không hoàn thành đúng mục tiêu đặt ra.

Đôi khi những thắc mắc của bạn có thể trở thành “chìa khóa” giúp cho bạn hoàn thành công việc một cách tỉ mỉ, chi tiết hơn. Đồng thời nó cũng giúp bạn gia tăng sự kết nối với đồng nghiệp.

9. Hãy yêu thương bản thân

Để phòng tránh và giúp bạn thoát khỏi tình trạng căng thẳng trong công việc thì trước hết bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân, yêu thương chính mình nhiều hơn. Khi cảm thấy công việc quá tải hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn dù chỉ là vài phút.

Ảnh 4: Yêu thương chính mình để phòng tránh tình trạng stress chốn công sở

Theo chuyên gia tâm lý, những khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi bạn có thể thưởng cho mình một món ăn ngon, ngủ một giấc thật thoải mái hay đi du lịch đâu đó để lấy lại nguồn năng lượng tích cực hơn. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, tuyệt đối không nên bỏ bữa sẽ khiến cho trạng thái căng thẳng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

: Giải toả stress trong công việc cho dân công sở (phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound